Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Di dời nhà máy thép dùng sắt phế liệu không ô nhiễm môi trường



Dự án nhà máy thép Việt Pháp nằm trong khu công nghiệp huyện Điện Bàn năm lần bảy lượt bị phản đối vì gây ô nhiễm môi trường. Nhưng nay lại được phê duyệt chủ trương cho lên núi, nằm ở thượng nguồn dòng Vu Gia – Thu Bồn, đầu nguồn nước của hàng vạn dân nhưng chính quyền tỉnh Quảng Nam vẫn khẳng định: Không lo ô nhiễm.

Dự án di dời nhà máy thép Việt Pháp

Trước khi phê duyệt việc du dời nhà máy thép Việt Pháp được xây dựng tại thôn Hoa, xã Thạch Mỹ, huyện Nam Giang, UBND tỉnh Quảng Nam đã họp để giải thích rõ về dự án này. Lí do đưa ra là nhà máy thép Việt Pháp không dùng quặng sắt gây ô nhiễm như Formosa mà chỉ dùng sắt phế liệu.

Theo như lời của ông Đinh Phú Tân_ Giám đốc nhà máy thép Việt Pháp cho biết: Dự án nhà máy thép Việt Pháp nằm cách thượng nguồn sông Vu Gia 5km theo đường chim bay. Dự kiến nhà máy sẽ khởi công đầu năm 2017 và cuối năm 2018 sẽ khánh thành và sản suất thép thành phẩm. Nhà máy sẽ sản xuất 100.000 tấn phôi thép và 80.000 tấn thép cán nóng, nguyên liệu chủ yếu là sắt thép phế liệu đã qua sử dụng.

Việc di dời nhà máy thép vẫn chưa hết băn khoăn. Liệu việc này có tiếp tục bị nhân dân phản đối như khi dự định đặt ở phường Điện Nam Đông?

Ông A Viết Sơn_ Phó chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết, UBND đã tổ chức nghe công ty thép Việt Pháp báo cáo khi lên đặt vấn đề. Tại cuộc họp, công ty cũng giải thích các vấn đề về kinh tế, môi trường. Sau đó, huyện tổ chức họp với 17 hộ dân bị ảnh hưởng. Và đến nay, chưa có hộ dân nào ở khu vực ảnh hưởng phản ánh lo ngại về môi trường. Ngoài ra,Ban Thường vụ huyện Nam Giang cũng thống nhất chủ trương không đánh đổi môi trường để có được kinh tế…

Dùng sắt phế liệu có thật sự không ảnh hưởng đến môi trường?

Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Thạch – Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường thành phố Đà Nẵng, thành viên hội đồng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho rằng, dự án thép nào nói là không gây ô nhiễm môi trường là không thực tế. Thực tế là dự án Nhà máy thép Việt Pháp có ảnh hưởng môi trường nhưng ảnh hưởng như thế nào, chúng ta cần phải xem xét.

Về phía doanh nghiệp, một trong số những doanh nghiệp chuyên sản xuất thép cho biết: việc dùng sắt phế liệu làm nguyên liệu như nhà máy thép Việt Pháp thực chất ít ảnh hưởng đến môi trường so với luyện kim từ quặng mỏ, than cốc, qua quá trình dùng hóa chất phân kim. Thực tế, tại nhiều nước ở châu Âu, nhà máy nấu, cán thép dạng này hiện đang đặt ngay trong thành phố, nơi đông dân cư vẫn ổn.

Tại Đà Nẵng vẫn có nhiều nhà máy thép nằm trong khu dân cư nhưng những nhà máy này phải đầu tư hệ thống khử bụi, mùi hiện đại và đạt chuẩn. Ví dụ như nhà máy thép Dana Ý, trước đây cũng dùng công nghệ xử lý bụi giống nhà máy thép Việt Pháp (suất đầu tư vài tỉ đồng) đã gánh hậu quả nặng nề do phản ứng từ người dân. Nhưng sau khi đầu tư một hệ thống lọc bụi bằng túi vải với mức đầu tư trên 60 tỷ đồng đã xử lý hút bụi triệt để thì nhà máy này lại tiếp tục hoạt động bình thường. Vấn đề ô nhiễm môi trường có thể nhìn nhận được. Nếu nhà máy thép Việt Pháp đầu tư hệ thống xử lí bụi như Dana Ý thì chẳng cần di dời đi đâu cả. Còn nếu vẫn giữ nguyên hệ thống như hiện nay thì có di dời tới đâu vẫn gây ảnh hưởng tới môi trường.

Nếu theo như lời của ông Huỳnh Khánh Toàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam: giao việc quản lý, giám sát cho cộng đồng dân cư, Mặt trận Tổ quốc, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát cộng đồng thì liệu có thực sự đem lại hiệu quả.

Đó là biện pháp tốt nhưng đến khi nhân dân phát hiện môi trường thì “sự đã rồi”. Và ai sẽ là người chịu trách nhiệm?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét