Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Hà Tĩnh từ chối việc tiếp tục dự án sắt Thạch Khê

Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa phát đi thông báo kết luận những vấn đề liên quan đến dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Trong đó, nêu rõ quan điểm kiến nghị tiếp tục dừng dự án sắt Thạch Khê.

Chưa cho thép hồi sinh vì quá nhiều yếu kém
Trước  việc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê và cho hoãn tiền nộp thuế cấp quyền khai thác khoáng sản trong giai đoạn xây dựng cơ bản (năm 2017 - 2018). Và việc Bộ Công Thương lên phương án xử lý mỏ sắt Thạch Khê với gần 7000 tỷ đồng để tái khởi động mỏ sắt.  Ngày 22/12/2016, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã phát đi bản thông cáo kết luận của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Dự án khai thác mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á này.
Theo đó khẳng định, việc  khai thác mỏ sắt Thạch Khê nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội là nguyện vọng của nhiều thế hệ lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo và nhân dân Hà Tĩnh nên đã được tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, từ sau khi khởi công (9/2009), dự án có quá nhiều yếu kém,, bất cập chưa được giải quyết.
Đó là việc quy mô dự án lớn, thời gian khai thác mỏ kéo dài trong khi năng lực của chủ đầu tư quá kém, không huy động đủ vốn cần thiết để triển khai dự án như cam kết. Bên cạnh đó, dự án khai thác mỏ gần biển nhưng các báo cáo, trình tự về đầu tư xây dựng, giải pháp kỹ thuật khai thác, chế biến, bảo vệ môi trường (tụt mực sa mạc hóa, hang caster, phòng chống bão, siêu bão, lũ, đổ thải lấn biển, bãi thải trên bờ, xử lí nước thải, chất thải, cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác) còn quá sơ sài, đơn giản.
Quan trọng hơn, chủ đầu tư chưa triển khai phương án tuyển dụng, đào tạo, chuyển đổi nghề cho lao động địa phương.
Chính những bất cập này đã buộc Thủ tướng Chính phủ phải cho tạm dừng bốc đất tầng phủ và tái cơ cấu cổ đông của TIC vào tháng 7/2011. Việc này đã gây ảnh hưởng đến kinh tế tỉnh, ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng dự án và của nhiều doanh nghiệp liên quan.
Trước những tồn tại nêu trên, đặc biệt là sau sự cố môi trường biển gây nhiều thiệt hai cho tỉnh và người dân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã kiến nghị Trung ương tạm dừng dự án cho đến khi nào chủ đầu tư giải quyết được những vấn đề trên. Đồng thời, kiến nghị Trung ương có quy định cụ thể về thời gian ra soát, đánh giá hoàn thiện các nội dung liên quan đến dự án mỏ sắt Thạch Khê.
Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng giao cho UBND tỉnh đền nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương có chủ trương, giải pháp, bố trí vốn để giải quyết kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho người dân vùng dự án và nhiều vấn đề tồn đọng liên quan đến dự án này
Nhất quyết không cho đưa quặng lên mặt đất để bán
Trước đó, tại cuộc làm việc giữa Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiên Dũng với lãnh đạo cốt cán tỉnh Hà Tĩnh vào chiều 16/12 về các vấn đề Chính Phủ giao cho tỉnh Hà Tĩnh. Và các vấn đề xoay quanh việc tái khởi động dự án mỏ sắt Thạch Khê. Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã thẳng thắn đưa ra quan điểm: “nhà đầu tư nêu thế này, thế kia, nhưng rút cuộc vẫn là đào quặng để bán. Báo cáo với Bộ trưởng và Bộ Công thương, rõ ràng như thế là không được”.
Người đứng đầu tỉnh cũng khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng Bộ , chính quyền Hà Tĩnh là nhất quyết không cho xuất quặng thô, mà nhà đầu tư phải xây dựng nhà máy, phải tinh luyện thép để xuất bán ra thị trường.

Còn về việc tái khởi động dự án mỏ sắt Thạch Khê của tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, trong bối cảnh địa phương vừa trải qua sự cố môi trường biển là không phù hợp. “Bây giờ trung ương và tỉnh đang gồng mình khắc phục sự cố môi trường biển với nhiều khó khăn như vậy, thì riêng cái việc triển khai dự án mỏ sắt Thạch Khê lúc này là chúng ta phải hết sức bình tĩnh, không thể nóng vội được”- ông Sơn nêu ý kiến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét