Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Nghi ngờ thép cuộn dùng “tiểu xảo” để né thuế


Say khi Bộ Công Thương áp thuế tự vệ 15,4% với thép cuộn nhập khẩu, lượng nhập khẩu đã giảm đáng kể. Trong khi đó, doanh nghiệp khai chuyển mã thép để được hưởng chênh lệch thuế suất đã tăng gấp 4 lần.

Trong văn bản kiến nghị gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính của 18 doanh nghiệp ngành thép mới đây, các doanh nghiệp đã khẩn thiết đề nghị cơ quan quản lý xử lý kịp thời tình trạng khai chuyển mã thép để được hưởng chênh lệch thuế suất. Qua đó, đảm bảo công bằng, minh bạch trong cạnh tranh, kinh doanh.
Các doanh nghiệp này cho biết, sau quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu với mức thuế lần lượt là 15,4% và 23,3% (3/2016), sản lượng sản xuất và bán hàng của ngành sản xuất thép (trong đó có sản xuất phôi thép) trong nước đã tăng lên đáng kể.
Đến cuối tháng 10/2016, lượng sản xuất phôi thép đạt khoảng 6,5 triệu tấn, tăng 33% so với cùng kỳ và 10% so với cả năm 2015. Một số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động đã hoạt động trở lại, nhiều doanh nghiệp thoát lỗ, có lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, cũng từ khi áp dụng biện pháp tự vệ, hành vi doanh nghiệp nhập khẩu kê khai sang mã HS khác đối với mặt hàng thép dây cuộn, hay còn gọi là thép cuộn - một trong những sản phẩm hiện thuộc đối tượng áp thuế tự vệ thương mại ngày càng nhiều.
Cụ thể, lượng nhập khẩu thép cuộn mã 7227.90.00 đã giảm còn một nửa sau khi áp dụng mức thuế xuất 15,4%. Còn mã HS 7213.91.90 được áp dụng mức thuế suất 3% nên các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này tăng lượng nhập khẩu và kê khai. Tổng lượng nhập khẩu 10 thang đã tăng gấp 4 lần so với lượng nhập khẩu năm 2015. Riêng tháng 10, việc nhập khẩu tăng cao kỷ lục là 144.000 tấn, bằng 155% lượng sản xuất thép cuộn của toàn ngành thép. 
Cùng với đó là sự xuất hiện của khoảng 40 doanh nghiệp hoàn toàn mới so với năm 2015, trong đó chủ yếu là công ty thương mại. Đây cũng chính là các công ty trước đây nhập mã 7227.90.00 và đứng hàng đầu trong các công ty nhập mã 7213.91.90 nhiều nhất 10 tháng 2016.
Ngoài ra, với các mã 7213.91.90 mà các doanh nghiệp kê khai khi nhập khẩu thì đều là mác của thép carbon thông dụng, có giới hạn kỹ thuật nằm trong giới hạn của thép làm cốt bê tông.Tức là, các lô hàng này theo mô tả của hải quan là không làm thép cốt bê tông nhưng thực tế thì hoàn toàn có thể sử dụng như thép cốt bê tông.
Chính vì thế, các doanh nghiệp ngành théo đã kiến nghị Bộ Công Thương điều tra mở rộng phạm vi áp dụng thuế tự vệ thương mại với các mặt hàng thép cuộn và đưa các mã hàng này vào danh mục cần kiểm soát chặt, nâng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (MFN) lên mức trần theo cam kết WTO.
Về phía Hiệp hội Thép Việt Nam (VCA) trước tình hình khai chuyển mã thép của các doanh nghiệp nhập khẩu, VCA đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và một số Bộ, ngành liên quan về tình hình nhập khẩu thép cuộn mã HS 7213.91.90 ồ ạt từ nước ngoài vào Việt Nam để né thuế.
VCA cũng kiến nghị đưa các mã 7217.10.10, 7217.10.29 và 7229.90.90 vào danh mục hàng hóa cần quản lý chặt nhằm ngăn chặn việc lẩn tránh thuế vì các mã thép cuộn này có mô tả không cụ thể, có thuế suất nhập khẩu thấp nên có khả năng lẩn tránh thuế tự vệ thương mại trong tương lai.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét