Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Thực hư tình trạng nhập khẩu thép cuộn trốn thuế tự vệ


Để làm rõ nghi ngờ việc một số doanh nghiệp trốn thuế tự vệ thương mại bằng cách khai báo chuyển các mã số áp dụng thuế tự vệ sang mã số không áp dụng thuế tự vệ, Tổng cục Hải quan vừa có công văn đề nghị Bộ Khoa Học và Công nghệ, Bộ Công Thương thống nhất tiêu chí xác định mặt hàng này.

Với tình trạng nhập khẩu thép cuộn ồ ạt vào Việt Nam, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi tới Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan về những nghi ngờ lẩn tránh thuế tự vệ thương mại bằng cách chuyển các mã số 7213.10.00, 7213.91.20, 7214.20.31, 7214.20.41, 7227.90.00, 7228.30.00 và 9811.00.00 (các mã số áp dụng thuế tự vệ) sang mã số 7213.91.90 và các mã số  7213.99.90, 9839.10.00 và 9839.20.00 (các mã số không áp dụng thuế tự vệ)  của Hiệp hội Thép Việt Nam.
Thực tế, các cơ quan Hải quan đều thực hiện các phân tích giám định đối với các lô hàng nhập khẩu được khai báo là các loại sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuốn không đều được cán mỏng để sử dụng trong cơ khí chế tạo (kéo dây, sản xuất bu lông, đai ốc…). Các phân tích, giám định này đều dựa trên tiêu chuẩn của Việt Nam quy định để xác định hàng nhập khẩu là thép cốt bê tông hay thép sử dụng trong cơ khí chế tạo.
Nhưng cũng trính quá trình phân tích, giám định lại cho thấy nhiều lô hàng thép có kết quả giám định về thành phần và cơ tính đáp ứng đủ cả 2 tiêu chuẩn của thép cốt bê tông và thép sử dụng trong cơ khí chế tạo. Vì thế, việc phản ánh và nghi ngờ của Hiệp hôi Thép Việt Nam là có cơ sở. Do nhập khẩu thép chất lượng cao có giá thành cao hơn nhưng được hưởng thuế suất nhập khẩu thấp và không bị đánh thuế suất tự vệ so với thép cốt bê tông. Các doan nghiệp đã tận dụng  “khe hở” này nhập khẩu thép chất lượng cao và thu được lợi trong kinh doanh làm thép cốt bê tông.
Để cho doanh nghiệp có thể lợi dụng “khe hở” trên là do các quy định không đồng nhất về cách xác định mặt hàng “thép cốt bê tông”.Theo quy định tại chú giải 5 cuối chương 72 Biểu Thuế NK ưu đãi ban hành theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP, để xác định mặt hàng “thép cốt bê tông”, một trong các nội dung phải căn cứ là Tiêu chuẩn TCVN 1651-1:2008. Tiêu chuẩn này có quy định tiêu chí kỹ thuật về tỷ số Rm/ReH (giới hạn bền kéo/giới hạn chảy) ≥ 1,46.
Tuy nhiên, trong Quy chuẩn quốc gia về thép cốt bê tông QCVN 7:2011/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 21/2011/TT-BKHCN lại không áp dụng tiêu chí Rm/ReH ≥ 1,46 quy định tại TCVN1651-1:2008 nêu trên.
Trên thực tế xảy ra có nhiều trường hợp thép cốt bê tông đáp ứng được Quy chuẩn QCVN 7:2011/BKHCN nhưng không đáp ưng được TCVN1651-1:2008 do chỉ tiêu quy định Rm/ReH ≥ 1,46.
Cho nên, Tổng cục Hải quan đã có công văn khiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương để thống nhất tiêu chí xác định mặt hàng này. Qua đó có cơ sở để quản lí chặt chẽ việc nhập khẩu, xác định các mã số chính xác đối với mặt hàng “thép cốt bê tông”, kiểm soát được tình trạng gian lận, trốn thuế nhập khẩu, thuế tự vệ của các doanh nghiệp nhập khẩu thép.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét